“Đồng sơn là kỹ thuật được áp dụng giúp sửa chữa, phục hồi lớp vỏ bên ngoài của ô tô trở về trạng thái như ban đầu khi xe bị trầy xước nặng hoặc lớp sơn đã xuống cấp”.
Làm đồng sơn ô tô là gì?
Đồng sơn ô tô là một quá trình kết hợp giữa 2 giai đoạn gồm: làm đồng và làm sơn. Đồng sơn nhằm mục đích sửa chữa và giúp lấy lại diện mạo, hình dáng ban đầu của một bộ phận hoặc toàn bộ vỏ xe ô tô.
Một quá trình đồng sơn chuyên nghiệp sẽ trải qua 2 giai đoạn chính, bao gồm:
- Làm đồng: Là các bước gò, chà, nắn kéo,… giúp phần vỏ ô tô trở lại hình dạng ban đầu.
- Làm sơn: Can thiệp vào từng lớp sơn, từng chi tiết nhỏ để đem lại màu sơn chuẩn xác, có độ mịn và bóng như sơn gốc.
Khi nào xe ô tô nên làm đồng sơn?
Đối với các loại xe ô tô mới, đang trong quá trình sản xuất, đồng sơn là bước hoàn thiện cuối cùng giúp chiếc xe đạt được màu sắc bắt mắt và sáng bóng nhất.
Đối với các xe ô tô đã qua sử dụng, kỹ thuật đồng sơn giúp khắc phục các vết trầy xước, móp méo, gỉ sét trên bề mặt vỏ xe, cũng như phục hồi lớp sơn cũ như ban đầu.- Báo giá làm đồng sơn
- Sau đây là bảng giá dịch vụ đồng sơn theo từng vị trí và kích thước xe
1. Bảng giá sơn xe ô tô 7 chỗ
2. Bảng giá sơn xe Sedan\
3. Bảng giá sơn xe Hatchback
Các giai đoạn của quy trình đồng sơn ô tô chuyên nghiệp
Một quy trình đồng sơn ô tô chuẩn chuyên nghiệp sẽ trải qua tổng cộng 8 bước sau:
Bước 1: Đánh giá vùng vỏ ô tô cần sơn, tiến hành mài sơn cũ và rỉ sét đi
Sử dụng máy mài lắp giấy ráp có độ sần thích hợp để loại bỏ lớp sơn cũ của những vùng cần sơn, giúp sơn lót và matit có thể bám dính tốt nhất. Nếu có những vùng bị móp méo, vết lõm sâu sẽ được gò lại bằng máy hàn rút tôn tạo bề mặt phẳng tương đối theo phom xe ban đầu của nhà sản xuất.
Bước 2 : Sơn chống rỉ bảo vệ vỏ thép.
Sơn lót sơn chống rỉ giúp tránh bám dính hơi ẩm ngăn ngừa rỉ sét quay lại phá sơn từ bên trong. Đợi khô lớp sơn chống rỉ, tiếp tục đánh bằng giấy ráp để tăng cường độ bám dính matit hoặc lớp sơn phủ ngoài.
Bước 3 : Trả lại phom xe chuẩn lấp đầy vết xước vết lõm bằng lớp bả matit.
Bả một lớp ma tít để lấp đầy bề mặt bị trầy xước, lồi lõm, trả lại Form xe chuẩn chính hãng của xe. Sau đó mài nhẵn chuẩn bị bề mặt cho bước tiếp theo.
Bước 4 : Sơn lót phủ kín bề mặt bả matit.
Sơn lót phủ một lớp sơn lên trên phần matit, ngăn màu matit không lộ ra ngoài. Sơn lót có tác dụng khác làm nền cho lớp sơn phủ ngoài bóng đẹp hơn.
Bước 5 : Kỹ thuật pha màu sơn và phun sơn.
Có 2 cách pha sơn chủ yếu: Sơn hai thành phần và sơn phủ bóng.
- Sơn hai thành phần là sơn có pha kèm dầu bóng, ngoài ra còn được gọi là loại 500, phù hợp cho sơn loại xe màu trơn trắng, đen, đỏ.
- Sơn phủ bóng là sơn một lớp màu, sau đó mới sơn dầu bóng, còn được gọi là loại 600, phù hợp cho các loại xe có thành phần màu hạt nhũ.
Bước 6: Che bảo vệ những vùng không sơn trước khi sơn.
Những vùng Sơn còn tốt cần được bọc kỹ để sơn không vô tình gây bẩn khi tiến hành sơn. Công đoạn này không thể bỏ qua trong quy trình.
Bước 7: Xe được sơn trong phòng Sơn – Hấp – Sấy
Sau khi sơn, cần sấy đúng thời gian với nhiệt độ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sơn quốc tế. Quá trình sấy khô cần được giám sát kỹ càng.
Bước 8 : Đánh bóng toàn bộ vỏ xe ô tô.
Đánh bóng toàn bộ bề mặt thân vỏ ô tô bằng máy chuyên dụng, giúp làm bóng vùng sơn cũ và làm mờ bớt độ bóng vùng sơn mới, đồng bộ vẻ đẹp sơn toàn xe. Thợ kỹ thuật dùng các loại xi pha, xi đánh bóng 3M và xi dưỡng bề mặt sơn trong từng công đoạn đánh bóng xe.
*Lưu ý: Trước khi sơn, cần làm khô, sạch phần vỏ xe định sơn, đồng thời che chắn các chi tiết xung quanh vùng sơn nếu chúng khác màu, dán băng keo che các nẹp mạ, mặt kính (với những chi tiết khó che chắn có thể quét phủ lên chúng một lớp mỡ loãng.
Xưởng Độ Xe Ô Tô Sinh Cần Thơ